CÁC VẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN

II. Lý thuyết 

1     Trang bị bảo hộ cá nhân

Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.

Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm:

-         Phương tiện bảo vệ đầu

-         Phương tiện bảo vệ mắt, mặt

             

-         Phương tiện bảo vệ thính giác;

-         Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp;

-         Phương tiện bảo vệ tay, chân;

-         Phương tiện bảo vệ thân thể

-         Phương tiện chống ngã cao;

-         Phương tiện chống điện giật, điện từ trường

          

 

-         Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.

 

*    Phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động, dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác.

*    Các phương tiện bảo vệ cá nhân phải đảm bảo chất lượng, quy cách theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định khác của nhà nước.

 

2    Xưởng thực hành điện – Quy định an toàn khi làm việc   

2.1 Tại xưởng cơ khí

Nội quy xưởng sản xuất cơ khí là dạng bảng nêu những quy định chung tại một phân xưởng cơ khí nhằm giảm thiểu các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình sản xuất cơ khí. Nội quy an toàn xưởng cơ khí là điều lệ không thể thiếu tại bất kỳ nhà xưởng sản xuất nào, nó giúp nhân công trong xưởng hoạt động theo một kỷ luật nhất định, nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình sản xuất.

·        Luôn mang theo kính an toàn (tấm che mặt, kính trắng không số, kính an toàn bằng nhựa) đối với những thợ thuộc bộ phận hàn, tiếp xúc với lửa, khí đốt và các thiết bị bảo vệ mắt khi vào trong phân xưởng sản xuất.

·        Ăn mặc gọn gàng, không mặc quần áo quá rộng, mang theo những đồ bảo hộ cần thiết như bao tay (tùy từng bộ phận), giày bảo hộ, mũ, khẩu trang (đối với bộ phận không phải hàn).

·        Luôn tập trung và có tinh thần trách nhiệm troang quá trình làm việc, mọi lúc, mọi nơi.

·        Tuy là đã đeo kính bảo hộ, nhưng bạn vẫn đề cao sự cẩn thận trong quá trình sản xuất, vì có thể tấm kính đó bị vỡ và đâm vào mắt bạn.

·        Trang phục gọn gàng, mặc đồ bảo hộ theo đồng phục của từng phân xưởng, tay áo được cài nút gọn gàng, quấn áo được làm bằng chất vải thích hợp cho quá trình gia công cơ khí.

·        Không mang theo các đồ trang sức (dây chuyển, đồng hồ, nhẫn, bông tai, vòng tay), các vật dụng cá nhân khác (điện thoại, tai nghe, đồ ăn) trong quá trình làm việc tại phân xưởng sản xuất cơ khí.

·        Đối với những nhân công đứng máy và vận hành máy thì không được mang găng tay trong quá trình sản xuất.

·        Đối với những lao động có mái tóc dài cần được bao bọc, đội mũ bảo hộ và buộc lại gọn gàng, để tránh những tai nạn đáng tiếc như tóc bị quấn vào máy khi đang trong quá trình gia công, sản xuất.

·        Không sử dụng guốc cao, giày vải hay dép thô sơ trong quá trình sản xuất tại xưởng cơ khí, bởi chúng có thể không bảo vệ được đôi chân của bạn trong quá trình đi vào xưởng với bao vụn kim loại sắc nhọn. Nên bạn phải mang giày bảo hộ khi đi vào xưởng gia công cơ khí, kim khí của công ty.

·        Tắt máy trước khi bảo dưỡng, sửa chữa hoặc vệ sinh máy.

·        Sau mỗi ca làm, bạn phải vệ sinh sạch máy móc và dụng cụ gia công mà bạn phụ trách. Bạn hãy dùng bàn chải để đánh bay các phoi vụn kim loại, không nên dùng vải, dùng các chất tẩy rửa mà công ty cung cấp để đánh bay vết dầu mỡ trên máy móc của bạn.

·        Bề mặt của máy móc luôn thông thoáng, không được để dụng cụ vật liệu lên bàn máy, hãy đặt chúng ở bàn ngay cạnh máy mà công ty đã sắm cho bạn.

·        Sau mỗi ca làm việc, bạn phải vệ sinh sạch sẽ chỗ sàn nhà khu vực bạn vừa làm, để dụng cụ và nguyên vật liệu thừa đúng nơi quy định. Giữ sàn xưởng sạch không dính nước, dầu mỡ hoặc các vụn sắt kim loại.

·        Không dùng bất kì loại chất gây chất nổ, khí nén để thổi phoi vụn kim loại, bụi trong xưởng cơ khí.

·        Tuyệt đối không vận hành máy móc khi chưa được sự cho phép của quản đốc và khi chưa nắm được nguyên lý hoạt động của máy móc.

·        Khi ra về nhớ tắt máy và các thiết bị điện xung quanh khu vực nơi làm việc, để tránh cháy nổ.

·        Đảm bảo đã lắp đặt và kiểm tra máy móc cẩn thận trước khi vận hành đưa vào hoạt động sản xuất.

·        Không làm một mình nâng những vật nặng quá sức và cồng kềnh mà cần có sự hỗ trợ từ mọi người.

·        Sơ cứu khi có các vết thương nhỏ, báo cáo ngay với quản đốc về các trường hợp bị thương để có chính sách hỗ trợ và hạn chế thấp nhất những rủi ro trong quá trình sản xuất tại xưởng.

·        Nắm bắt vị trí đặt bình chữa cháy và cách dùng trong xưởng, tuân thủ các điều luật lao động về phòng cháy, chữa cháy trong phân xưởng, mỗi bộ phận cử một người đi học chữa cháy khi có hỏa hoạn xảy ra theo quy định của cơ khí Tân Phát.

·        Trong quá trình nâng đỡ và buộc gắn vật nặng cần chú ý kiểm trả sự an toàn, chắc chắn trước khi di chuyển trong xưởng.

·        Tuyệt đối không di chuyển máy móc, các thiết bị có trong xưởng khi chưa được sự cho phép của quản đốc phân xưởng và các bộ phận liên quan khác.

·        Bảo đảm chi tiết gia công được định vị chắc chắn trên bàn máy

·        Không được vận hành máy khi chưa bảo đảm dụng cụ cắt ở đúng vị trí.

·        Thường xuyên kiểm tra đai ốc, các thiết bị máy móc, khi có dấu hiệu cũ bào mòn hoặc hư hỏng phải bảo cấp trên để thay thế ngay.

·        Bảo đảm chắc chắn đúng quy trình trước khi bật lửa cho lò ga

·        Chú ý đến cửa thoát hiểm gần nhất và chỗ báo chát gần nhất

·        Chú ý kkhi sử dụng mỏ hàn hoặc cắt kim loại cần đặt xa những vật liệu dễ cháy, nổ.

·        Cấm hút thuốc trong xưởng cơ khí dù bất kỳ hoàn cảnh nào.

·        Ở trên là 29 quy định về an toàn lao động trong xưởng gia công cơ khí, kim khí của công ty . Hy vọng những quy định này sẽ giúp ích cho bạn, trong quá trình đảm bảo an toàn và sự vận hành trơn tru xưởng sản xuất của bạn.

2.2  Quy định an  toàn tại xưởng điện

·        Tổ chức, cá nhân sử dụng điện để sản xuất phải thực hiện các quy định về an toàn điện, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam.

·        Các thiết bị, hệ thống thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nối đất phải được kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường theo quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện. Sơ đồ của các hệ thống này phải đúng với thực tế và phải được lưu giữ cùng với các biên bản kiểm tra trong suốt quá trình hoạt động.

·        Trạm điện, trang thiết bị điện cao áp và đường dây cao áp nội bộ phải được lắp đặt và quản lý vận hành theo quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.

·        Các thiết bị điện phải phù hợp với “Tiêu chuẩn Việt Nam - Thiết bị điện hạ áp - Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật” và “Tiêu chuẩn Việt Nam - Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện” để chống tai nạn điện giật.

·        Các đường dẫn điện, dây điện phải được thiết kế, lắp đặt bảo đảm mặt bằng sản xuất thông thoáng, tránh được các tác động cơ học, hoá học có thể gây hư hỏng. Không dùng các kết cấu kim loại của nhà xưởng, máy móc, đường ống kim loại để làm dây “trung tính làm việc”, trừ trường hợp đặc biệt phải có thiết kế riêng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

·        Hệ thống điện tại các khu vực có chất dễ cháy, nổ phải được thiết kế, lắp đặt và sử dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 54 của Luật này.

·        Các thiết bị điện dùng trong khai thác khoáng sản, dụng cụ điện, thiết bị điện di động, máy hàn, điện phân, mạ điện phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn có liên quan.

3    Quy định về phòng cháy

Tất cả các cơ sở buộc phải đảm bảo những quy định sau trong việc PCCC. Đây là những quy định bắt buộc về việc an toàn PCCC cho cơ sở.

3.1 Quy định điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở như sau:

1. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.

b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.

c) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

d) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

đ) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

e) Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

g) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

h) Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trìnhquy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

i) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

2. Các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này nhưng không phải là cơ sởnguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều này phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

 

 

 

3.2  Quy trình chữa cháy tại chỗ khi xảy ra sự cố

Bất ngờ, bạn gặp 1 đám cháy xảy ra, bạn sẽ xử lý như thế nào? Dưới đây là các bước cơ bản nhất cần thiết để bạn xử lý khi có đám cháy xảy ra.

*    Tìm cách báo động cho mọi người biết.

Hãy tìm bằng mọi cách, thông báo cho tất cả mọi người cùng biết đang có đám cháy xảy ra. Bạn có thể hô to, nhấn chuông báo cháy, đánh kẻng báo động, thông báo trực tiếp hoặc qua loa truyền thanh…

*    2. Cúp cầu dao tổng khu vực bị cháy

Đây được xem là bước rất quan trọng, vì khi bị cháy, điện rất dễ bị chập mạch gây ra nổ khiến cho lửa càng cháy lớn hơn. Hơn nữa, dây điện bị cháy sẽ rò rỉ điện ra ngoài, gây nguy hiểm cho con người.

Hãy đảm bảo an toàn cho chính bản thân bằng cách dùng găng tay, hoặc vật cách điện để cúp cầu dao một cách an toàn nhất.

*     Hãy gọi ngay 114 và tìm cách chữa cháy tại chỗ.

Tùy theo tình hình mà có cách xử lý cho phù hợp nhất. Nếu đám cháy đã phát triển rộng, chúng ta hãy gọi ngay lực lượng PCCC bằng cách bấm điện thoại số 114. Sau đó sẽ tìm các dụng cụ chữa cháy có ở gần đó để dập lửa.

Các công cụ có thể sử dụng như: bình chữa cháy CO2bình bột chữa cháynướcđất cát,…Nếu ở công ty và có trang bị hệ thống vòi phun thì sử dụng ngay.

Trường hợp đám cháy mới khởi phát, nếu bạn nghĩ có thể dập tắt ngay với các dụng cụ có sẵn hãy thử làm trước khi gọi 114.

Tham khảo Tiêu lệnh chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực thuộc Bộ Công an ban hành.

Ngày:27/02/2020 Chia sẻ bởi: