Bài 1 : Chuẩn Bị Điều Kiện Chế Tạo Khung Nhà Công Nghiệp

BÀI 1: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CHẾ TẠO KẾT CẤU THÉP

A. Mục tiêu bài học

         - Nêu đ­­ược cấu tạo, nhiệm vụ của khung nhà công nghiệp.

         - Trình bày đư­­ợc ký hiệu vẽ kỹ thuật, dung sai lắp ghép và vật liệu chế tạo trên bản vẽ.

         - Nêu đư­­ợc quy cách, trọng lư­­ợng thép cách sử dụng bảo quản dụng cụ thiết bị nghề.

         - Đọc đư­­ợc các bản vẽ chi tiết và làm việc với các tài liệu liên quan.

         - Lựa chọn đư­­ợc các dụng cụ thiết bị đủ, phù hợp với yêu cầu chế tạo.

         - Xử lý đ­­ược các lỗi của vật liệu do quá trình vận chuyển.

B. Nội dung bài học

1. Cấu tạo, nhiệm vụ của khung nhà công nghiệp.        

         1.1. Cấu tạo.

            - Khung nhà công nghiệp được chế tạo từ thép hình. Cấu tạo khung gồm có:

         + Chân đế

         + Cột

         + Vì kèo

         + Xà gồ

         + Các thanh dầm, thanh giằng.

         - Tất cả các chi tiết được liên kết với nhau bằng các hình thức: Hàn, đinh tán và mối ghép ren.



        

         1.2. Nhiệm vụ.

         Khung nhà công nghiệp đựơc sử dụng rộng rãi vì tính vạn năng của nó. Trong công nghiệp được sử dụng làm nhà kho, nhà xưởng.

2. Nghiên cứu tài liệu.

      

   2.1. Đọc hiểu bản vẽ khung nhà.

         Bản vẽ khung nhà là bản vẽ xác định kết cấu của khung nhà, sự liên kết giữa các chi tiết, loại vật liệu chế tạo, số lượng và chủng loại của chi tiết.

         2.2. Vẽ tách chi tiết cần chế tạo.

         Yêu cầu các chi tíêt tách ra từ bản vẽ tổng thể phải đảm bảo tính chính xác, đầy đủ các thông tin phục vụ cho việc chế tạo, phải chú ý đến các chi tiết giải thích của bản vẽ chi tiết.

         Ví dụ: Vẽ tách chi tiết PL T060


                                             

         2.3. Tìm hiểu tài liệu hư­­ớng dẫn chế tạo.

            - Tài liệu tổ chức thi công do các Phòng kỹ thuật lập dựa trên thiết kế kỹ thuật và điều kiện của công trường, bao gồm:

            + Tổ chức nhân lực.

            + Dụng cụ, máy móc, vật liệu cần thiết cho thi công.

            + Các biện pháp thi công.

            + Trình tự và tiến độ thi công…

         - Phải tìm hiểu các tiêu chuẩn chế tạo, tiêu chuẩn mối hàn, tiêu chuẩn làm sạch chi tiết, tiêu chuẩn vật liệu,… để phục vụ cho việc chế tạo.

         Ví dụ:      AWS : Qui trình hàn kết cấu thép

         AISC : Sồ tay hướng dẫn kết cấu thép

         SSPC : Tiêu chuẩn kỹ thuật sơn kết cấu thép

         Quy ước ký hiệu của Nhật (JIS)

         Quy ước ký hiệu của Mỹ (ASTM…)

         Quy ước của các nước khác như BS, DIN, TCVN,GBT…

         2.4. Vạch ra trình tự các bư­­ớc tiến hành công việc.

         Quy trình chế tạo kế cấu thép dạng từ dầm tổ hợp

         - Công tác chuẩn bị tài liệu. (Bản vẽ chi tiết, quy trình chế tạo)

         - Nhận vật liệu.

         - Triển khai kích thước.

         - Công đoạn cắt.

         - Công đoạn hàn kết cấu chính.

         - Chế tạo các chi tiết liên kết.

         - Công đoan khoan các chi tiết liên kết và kết cấu chính.

         - Hàn các chi tiết với kết cấu chính.

         - Kiểm tra toàn bộ kích thước.       

         + Tổ hợp thử các cụm.

         + Kiểm tra đơn chiếc từng chi tiết.

         - Làm sạch bề mặt (phun cát, phun bi…)

         - Đánh số.

         - Sơn chống gỉ và sơn hoàn thiện.

         Quy trình chế tạo kế cấu thép dạng từ dạng thép hình

         - Công tác chuẩn bị tài liệu. (Bản vẽ chi tiết, pha cắt, quy trình chế tạo).

         - Nhận vật liệu.

         - Triển khai kích thước.

         - Công đoạn cắt.

         - Công đoạn tổ hợp các chi tiết liên kết.

         - Công đoạn hàn kết cấu chính.

         - Chế tạo các chi tiết liên kết.

         - Công đoạn khoan các chi tiết liên kết.

         - Hàn hoàn thiện.

         - Kiểm tra toàn bộ kích thước.

         - Làm sạch bề mặt (phun cát, phun bi…)

         - Đánh số.

         - Sơn chống gỉ và sơn hoàn thiện

 3. Kiểm tra mặt bằng thi công, sàn thao tác.

         - Diện tích và không gian làm việc ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và tiến độ của công tác thi công. Do vậy, chuẩn bị được tốt thì chất lượng công trình được nâng lên đồng thời rút ngắn thời gian thi công.

         - Khi tiếp nhận xưởng gia công phải kiểm tra các điểm sau:

         + Mặt bằng gia công đủ diện tích làm việc, thông thoáng.

         + Mặt nền cao, bằng phẳng.

         + Có đường vận chuyển vật tư, thiết bị đến vị trí thi công.

         + Xưởng có hệ thống ánh sáng đầy đủ.

         + Có nguồn điện cung cấp phù hợp với yêu cầu gia công (2 pha hoặc 3 pha).

         + Bản vẽ mặt bằng bố trí xưởng.

         + Các phương tiện, dụng cụ được chuẩn bị sao cho thuận tiện và hợp lý bao gồm: Các máy thi công như cần cẩu, pa lăng, kích, máy hàn…

         + Các dụng cụ lắp, kiểm tra như cờ lê, búa, ni vô, quả dọi, đồng hồ so, pan me.

         - Ta có thể sử dụng ni vô, thước dài để kiểm tra độ bằng phẳng, diện tích của mặt bằng thi công, sàn thao tác.

         - Sau khi tiếp nhận xưởng xong cần có biên bản bàn giao đầy đủ chữ ký của các bên liên quan, trong biên bản ghi rõ thực trạng của xưởng khi tiếp nhận.

4. Chuẩn bị dụng cụ vật tư­­.

          4.1. Nghiên cứu ph­­ương án thi công và tiến độ thi công

- Tùy vào điều kiện thực tế (nguồn nhân lực, thiết bị máy móc, không gian làm việc,…) mà ta đưa ra các phương án thi công hợp lý nhất.

         4.2. Chuẩn bị địa điểm, tập kết vật tư­­

- Các thiết bị, dụng cụ, vật tư phải được bố trí một cách hợp lý trong quá trình gia công.

- Các máy gia công được đặt trên nền móng cao ráo, đầy đủ ánh sáng và không gian làm việc.

- Dụng cụ thi công tập kết tại vị trí thuận lợi, không để trên quá cao hoặc đặt thẳng xuống nền xưởng mà phải đặt trê giá hoặc thùng đựng dụng cụ.

- Các thiết bị được phân loại từng kích cỡ, chủng loại và đặt lên giá hoặc thùng chứa trong kho thiết bị tại xưởng.

- Toàn bộ vật tư phải được kê trên giá đỡ hay tà vẹt nhằm tránh gây các khuyết tật, biến dạng làm ảnh hưởng tới công việc gia công và lắp đặt. Các thiết bị phải được bảo quản che nắng, mưa hoặc vận chuyển vào kho thiết bị.

- Bố trí thủ kho thực hiện công việc theo dõi, quản lý và cấp phát vật tư đúng vào mục đích sử dụng về số lượng cũng như chủng loại theo yêu cầu thiết kế.

         4.3. Chủ động nhận thiết bị, dụng cụ, vật liệu phụ cần chuẩn bị

         Các loại dụng cụ và vật tư phục vụ trong quá trình gia công chế tạo phải được chuẩn bị đầy đủ, phù hợp với việc gia công.

         - Vật tư

         - Dụng cụ thi công

         - Dụng cụ đo

          - Dụng cụ và trang phục bảo vệ an toàn


Ngày:21/02/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM