CHƯƠNG I: CÁC TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ

Chương I

CÁC TIÊU  CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ

          Mục tiêu:

Mục tiêu :

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về tiêu chuẩn bản vẽ, các loại dụng cụ vẽ, phương pháp lựa chọn, sử dụng các dụng cụ vẽ và vật liệu vẽ

- Sử dụng tốt dung cụ vẽ và thiết lập được bản vẽ the tiêu chuẩn

- Có tác phong làm việc cẩn thận, tỷ mỷ và chíh xác.

I. Dụng cụ và cách sử dụng

          1. Ván vẽ

          - Ván làm mặt tựa cho bản vẽ, ván vẽ thường làm bằng gỗ thông mịn, hai đầu có nẹp để tránh vênh, mép trái dùng để trượt thước T nên rất thẳng và phẳng.

          2. Thước chữ T

          - Thước T làm bằng gỗ hay nhựa. Thước gồm thân ngang và đầu T vuông góc với nhau.

          - Khi vẽ đầu T trượt ở cạnh trái mép ván vẽ, nên gắn giấy sao cho một cạnh của giấy nằm tựa trên thân T

          - Thước T giúp cho ta vẽ được các các đường ngang và phối hợp với ê ke vẽ các đường thẳng đứng và ngang song song

             Hình 1-1 thước chữ T                    Hình 1-2 Cách đặt giấy lên ván vẽ

          3. Ê ke

          - Gồm có ê ke 450 và ê ke 600  

          - Ê ke 450 là một tam giác vuông cân

          - Ê ke 600 có hình một nửa tam giác đều

          - Ê ke phối hợp với thước T hay thước dẹt để vạch các đường thẳng  đứng hay các đường xiên, dùng hai ê ke trượt lên nhau để vẽ các đường song song.

          - Dùng ê ke có thể vẽ được các góc nhọn 150 , 300 , 450  600  

 

Hình 1-3 Dùng ê ke để vẽ các góc

          4. Com pa

          - Com pha vẽ đường tròn

          - Com pha thường: Vẽ đường tròn có đường kính từ 12 ÷ 150 mm

          - Com pa có cần nối: Vẽ đường tròn có đường kính lớn hơn 150 mm

          - Com pa có đường tròn bé: Có đường kính từ 0,6 ÷ 12mm

          Khi quay com pa cần lưu ý:

          - Đầu kim và đầu chì giữ cho thẳng góc với mặt giấy

          - Khi quay nhiều vòn tròn đồng tâm nên dùng đầu kim có ngấn để kim không bị đâm sâu, lỗ kim to nét vẽ mất chính xác.

- Quay com pa một cách đều đặn, liên tục và theo một chiều

          Com pa đo

          - Hai đầu đều nhọn dùng để lấy độ dài đoạn thẳng

          5. Thước cong

          - Dùng để vẽ đường cong có đường kính thay đổi như e líp, parapol, hyperpol

          - Khi vẽ đường cong ta xác định một số điểm  trên đường cong muốn vẽ, rồi chọn một cung trên thước đi qua một vài điểm ấy, không nên nối hết tất cả các điểm trùng, nên chừa một đoạn nhỏ để nối các cung kế tiếp. Nhờ đó đường cong cần vẽ không có vết gãy chỗ nối.

 

II. Vật liệu vẽ

1.     Giấy vẽ:

-         Giấy vẽ tinh: Là loại giấy trắng, dày, mịn để dễ ăn chì hay không lem mực để vẽ mực.

-         Giấy vẽ phác: Là loại giấy có kẻ ô vuông.

-         Giấy vẽ can: Là loại giấy bóng mờ, không thấm nước, dùng để in các bản vẽ.

2.     Bút chì

          - Dùng loại bút chì đen, loại này được phân làm 3 loại:

-         Loại cứng: Ký hệu bằng chữ H. Vd : H , 2H, 3H …

-         Loại mềm: Ký hiệu bằng chữ B, 2B, 3B ….

-                        Con số đứng trước chữ H hay chữ B là chỉ số chỉ độ mềm hay độ cứng. Con số càng lớn thì độ mềm hay độ cứng càng lớn.

-         Loại vừa: Ký hiệu HB

          -Ngoài ra còn có các loại khác như tẩy, giấy nhám để mài bút chì, chuốt gọt bút chì…

-         Trong các bản vẽ ta nên dùng B hoặc HB để vẽ đường thẳng, viết chữ, dùng chì 2B, để quay com pa.

II Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ

          1 Tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật:

          - Bản vẽ kỹ thuật thể hiện một cách đúng đắn hình dạng và đối tượng được biểu diễn theo những qui tắc thống nhất của tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn Quốc Tế.

          - Tiêu chuẩn Việt Nam là những văn bản kỹ thuật do ủy ban khoa học kỹ thuật trước đây nay là bộ khoa học công nghệ và môi trường ban hành.

          2 Khổ giấy

          - Khổ giấy có kích thước qui định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2- 74. Khổ giấy được xác định bằng kích thước mép ngoài cùng của bản vẽ. Khổ giấy bao gồm khổ chính và khổ phụ.

          - Khổ chính bao gồm khổ có kích thước 1189 x 841 với diện tích ≈ 1m2 và các khổ khác chia ra từ khổ chính này.

 

                                                    Hình 1- 6 Khổ giấy

Ký hiệu và kích các khổ giấy chính như sau:

Ký hiệu khổ giấy theo  TCVN 2- 74

44

24

22

12

11

Ký hiệu khổ giấy theo  TCVN 193- 66

A0

A1

A2

A3

A4

Kích thước các cạnh khổ giấy  tính bằng mm 

1189 x 841

841 x 594

594 x 420

420 x 297

297 x 210

 

     3 Khung vẽ và khung tên

       + Khung vẽ

       - Khung bản vẽ được vẽ bằng nét cơ bản, nếu đóng tập thì cạnh trái khung vẽ cách mép trái khổ giấy 25 mm, còn khung vẽ cách mép trên, mép dưới và mép phải là 5 mm.

 

Hình 1-7 Khung vẽ và khung tên

 + Khung tên

Vẽ ở góc dưới bên phải bản vẽ

             - Có thể đặt theo cạnh dài hoặc cạnh ngắn của bản vẽ, cạnh dài khung  tên xác định hướng đường bằng của bản vẽ. Nhiều bản vẽ có thể chung một tờ giấy, song mỗi bản vẽ phải có khung vẽ và khung tên riêng.

Hình 1-8 khung tên

4. Tỉ lệ

          - Tùy theo độ lớn và mức độ phức tạp của vật thể mà hình vẽ của vật thể được phóng to hay thu nhỏ theo tỉ lệ nhất định.

          - Tỉ lệ là tỉ số đo được kích thước trên hình vẽ biểu diễn và kích thước tương ứng đo trên vật thể.

          - Các tỉ lệ này được qui định trong TCVN 3- 74

Tỉ lệ thu nhỏ

1:2; 1:2,5; 1:5; 1:20; 1:25; 1:50; 1:100; 1:1200; 1:500 …

Tỉ lệ nguyên hình

1:1

Tỉ lệ phóng to

2:1; 5:1; 10:1; 50:1; 100:1

 

 

Ngày:24/02/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM